Van xả tràn AUT là một trong số nhiều sản phẩm của thương hiệu AUT – Malaysia được sử dụng nhiều trong các hệ thông PCCC ở chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, …. Sản phẩm được nhiều đơn vị ưu tiên lựa chọn nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, đặc biệt là giá thành van là rất hợp lý.
1. Giới thiệu thêm về van xả tràn AUT
Trước tiên người dùng nên biết rằng van xả tràn là dòng van thuỷ lực được ứng dụng trong các hệ thống PCCC đảm bảo chức năng điều chỉnh áp suất đầu vào để tự động phun nước hay bọt foam khi có hoả hoạn xảy ra.
Van xả tràn AUT có tên tiếng anh là: Deluge Valve AUT. Là 1 trong số nhiều sản phẩm của thương hiệu AUT – Malaysia, được chúng tôi nhập khẩu và phân phối toàn quốc. Với thương hiệu AUT có mặt hơn 15 năm tại thị trường Việt Nam đã được nhiều khách hàng lựa chọn, kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng nên là sự lựa chọn rất đáng tin cậy của nhiều nhà thầu, nhiều chủ đầu tư trong nhiều năm qua.
So với các dòng van xả tràn ngập khác có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu ÂU thì giá thành van là rẻ hơn rất nhiều, trong khi đó chất lượng sản phẩm không hề kém cạnh.
2. Thông số kỹ thuật
- Model sản phẩm: FIG12
- Hãng sản xuất: AUT GPRO Valve SDN BHD
- Xuất xứ: Malaysia
- Kích cỡ van: DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200
- Kiểu van: Xả tràn ướt, foam
- Vật liệu chế tạo van: Thân gang
- Các loại phụ kiện: thép mạ kẽm, inox
- Kiểu lắp: mặt bích
- Tiêu chuẩn bích lắp đặt: BS4504 – PN10 – PN16
- Kiểu sơn: phương pháp Epoxy – độ dày sơn 2.5µm
- Áp suất làm việc tốt: 16bar
- Nhiệt độ làm việc ổn định : 0 – 80 độ C
- Môi trường sử dụng: Nước, bọt foam
- Chính sách bảo hành: 12 – 24 tháng
- Chứng chỉ chất lượng: đầy đủ CO – CQ
- Kiểm định PCCC: có
- Tình trạng hàng: luôn có sẵn
- Kho hàng lưu trữ: Hà Nội và HCM
3. Cấu tạo
Van xả tràn ngập AUT được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết, tuy nhiên chúng tôi giới thiệu đến quý khách hàng những bộ phận chính và quan trọng nhất dưới đây:
- Thân van: Là bộ phận quan trọng nhất và lớn nhất, chứa cũng như bảo vệ rất nhiều chi tiết bên trong. Thân van được làm bằng gang dẻo và sơn phủ bởi lớp sơn Epoxy dầy đảm bảo độ bền với thiết cũng như chịu áp lực tốt.
- Màng ngăn – cánh van: Là bộ phận đóng mở van được chế tạo từ cao su tổng hợp có tính đàn hồi cao, có khả năng chịu nhiệt đố và khả năng đóng mở được nhiều lần.
- Nắp van: Là bộ phận nắp lại khi lắp đặt các chi tiết bên trong thân van và để bảo vệ toàn bộ các chi tiết đó.
- Công tắc áp suất: Là thiết bị đo áp suất và cung cấp tín hiệu của áp suất để điều chỉnh đóng mở van.
- Đồng hồ áp suất: Là thiết bị đo áp suất trên hệ thống và hiển thị trên đồng hồ giúp đơn vị vận hành, người vận hành có thể nắm rõ áp suất đầu vào và áp suất đầu ra của van.
- Van điện từ: Là thiết bị van đóng mở hoàn toàn tự động bằng điện, van sẽ nhận lệnh đóng mở từ công tắc áp suất. Thông thường van ở trạng thái đóng sau đó nhận tín hiệu sẽ mở theo tình hình thực tế.
- Van bi: là thiết bị đóng mở đường ống nhánh bằng cơ học, dùng để đóng mở dự phòng khi hệ thống trục trặc, hoặc khi cần bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa.
- Chuông báo: Sẽ hoạt động khi có sự cố, khi gặp cháy, hoả hoạn xảy ra, giúp người vận hành nắm được đồng thời cũng giúp cho việc sơ tán nhanh chóng được diễn ra.

4. Ưu điểm
Nếu quý khách hàng đang còn phân vân chưa biết lựa chọn dòng van xả tràn nào để sử dụng thì nhất định không nên bỏ qua thương hiệu van xả tràn AUT với rất nhiều ưu điểm vượt trội dưới đây:
- Thiết kế tinh gọn – tối ưu: Đúng vậy so với các dòng sản phẩm khác trên thị trường thì nó có thiết kế tinh gọn, tối ưu hơn rất nhiều và từ đó tiết kiệm không gian sử dụng 1 cách đáng kể.
- Áp dụng dây truyền hiện đại: Toàn bộ sản phẩm được sản xuất và lắp ráp trên dây truyền hiện đại và tiên tiến, tuân thủ và đảm bảo chất lượng cao, có hiệu suất tốt.
- Van hoạt động ổn định: Được trang bị các chi tiết tự động, cơ học nên van hoạt động rất ổn định và nhạy bén, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn cho bất kỳ sự cố PCCC nào.
- Van được chế tạo từ những vật liệu tốt, phù hợp như: thân van làm bằng gang dẻo, màng làm bằng cao su tổng hợp các chi tiết khác bằng thép mạ kẽm và inox. Vì thế van có thể chịu được áp lực tốt 16bar, và áp lực test – thử lên đến 25bar. Đồng thời giá thành van cũng rơi vào mức hợp lý với người sử dụng.
- Dãy kích cỡ van là tương đối rộng: Từ DN50 ~ DN200 thoải mái phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng. Từ đó van các bạn có thể lựa chọn cho hệ thống vừa, hệ thống lớn.
- Kết nối thông dụng: Van được chế tạo theo tiêu chuẩn mặt bích Anh – Mỹ ( tiêu chuẩn BS 4504) là một trong những tiêu chuẩn thông dụng nhất hiện nay và được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Vì thế nó phù hợp với rất nhiều dự án và công trình tại Việt Nam.
5. Tài liệu kỹ thuật
6. Hướng dẫn lắp đặt
Để lắp đặt thuận tiện và đúng kỹ thuật chúng tôi khuyến cáo toàn bộ khách hàng nên đọc hướng dẫn sử dụng trước khi lắp. Nếu không thì có thể tham khảo các bước lắp đặt của chúng tôi dưới đây:
Bước 1: Làm sạch toàn bộ đường ống, bảo quản van luôn sạch sẽ trước khi lắp đặt lên đường ống, đảm bảo không có tạp chất, bụi bẩn và rác thải.
Bước 2: Kết nối các linh kiện, phụ kiện với nhau theo từng bước trình tự với nhau như: van 1bi, van điện từ, đồng hồ áp lực, công tắc áp suất.v.v…
Bước 3: Lắp đặt van xả tràn vào hệ thống ống, bắt bulong cố định van với 2 mặt bích trên đường ống, cần phải căn chỉnh định vị chốt vị trí cố định van xả tràn.
Bước 4: Siết chặt các bulong để cố định vị trí van theo thiết kế, đồng thời tránh tình trạng rò rỉ nước, chất lỏng, cũng như đảm bảo van hoạt động ổn định.
Bước 5: Chạy thử, trước khi đưa vào vận hành và bàn giao thì cần phải chạy thử, test các chức năng van, hệ thống, sau khi các chức năng, các thiết bị hoạt động hết và ổn định thì đưa hệ thống vào vận hành.

7. Lưu ý lắp đặt và sử dụng
Để van xả tràn AUT có thể hoạt động tốt, ổn định và bền với thời gian đặc biệt là khi xảy ra hoả hoạn thì van vẫn hoạt động tốt thì cần lưu ý quá trình lắp đặt và sử dụng sau:
- Hãng AUT khuyến nghị khách hàng lắp van xả tràn AUT theo phương thẳng đứng, không nên lắp ngang sẽ khó vận hành và sử dụng sau này.
- Vị trí lắp đặt van tốt nhất là nên cách mặt đất từ 1-2 mét, sẽ mang lại sự ổn định cao nhất, và cũng tiện cho quá trình vận hành nhất.
- Sàn của hệ thống PCCC cần đảm bảo thông thoáng, khô ráo vì thế cần có hệ thống thoát nước ở sàn.
- Chuông báo cần đặt ở hướng bên ngoài để tiện quan sát và dễ dàng theo dõi khi vận hành.
- Cần chọn những nơi có vị trí lắp đặt đảm bảo nhiệt độ ổn định, không quá thấp hoặc quá cao, có thể làm ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của van.
- Cần bảo dưỡng van theo định kỳ nhất định từ 6 tháng – 12 tháng / lần.
- Trong mỗi lần bảo dưỡng thì nhất định cần chạy thử để đảm bảo van vẫn còn hoạt động ổn định.
- Trước khi bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng thì cần đóng ngắt toàn bộ hệ thống để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm việc.
Reviews
There are no reviews yet.